CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG LOGISTICS

Vận chuyển hàng hóa Việt Nam - Campuchia

Không có vùng cấm trong chống buôn lậu

07-11-2015

Chiều nay, 10-7, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia) chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị quyết số 41/NQ-CP và sơ kết 6 tháng đầu năm 2015 của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: Q.H

Tham dự Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu trụ sở Chính phủ có Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, lãnh đạo các bộ, cơ quan trung ương; tại các điểm cầu các tỉnh, thành phố có sự tham gia của thành viên Ban Chỉ đạo 389 địa phương.

 

 

6 tháng đầu năm 2015, các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo lực lượng chức năng các cấp đẩy mạnh phối hợp đấu tranh có hiệu quả, phát hiện, bắt giữ, xử lý 95.832 vụ vi phạm (tăng 33,9% so với cùng kỳ năm 2014). Thu nộp vào ngân sách Nhà nước (từ tiền xử phạt vi phạm hành chính, bán hàng tịch thu, thanh tra, kiểm tra, truy thu…) 4.363 tỷ đồng (tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2014).

Trong đó, lực lượng Hải quan đã phát hiện, bắt giữ 10.076 vụ vi phạm, thu nộp vào ngân sách Nhà nước trên 850 tỷ đồng; khởi tố 7 vụ, chuyển cho cơ quan chức năng khác đề nghị khởi tố 37 vụ.

 

 

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả còn diễn biến phức tạp. Hội nghị sơ kết lần này là dịp để rà soát, đánh giá lại những công việc đã triển khai trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Lần đầu tiên Chính phủ ban hành Nghị quyết về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, thể hiện rõ quyết tâm này, Phó Thủ tướng yêu cầu cả hệ thống chính trị cần quyết liệt vào cuộc, làm sao không để tồn tại vùng cấm trong đấu tranh chống buôn lậu. Đồng thời, các ban, ngành, địa phương trọng điểm cần kiến nghị, đề xuất nhiều giải pháp mới trong công tác đấu tranh chống buôn lậu.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn ra rộng khắp trên các tuyến địa bàn từ trong nội địa đến các khu vực biên giới (đường bộ, hàng không, cảng biển, bưu điện).

Nổi bật trên tuyến biên giới đường bộ, địa bàn trọng điểm vẫn là các khu vực đường mòn, lối mở, kênh rạch, sông biên giới; các xã, huyện biên giới giáp ranh và các tuyến Quốc lộ, Tỉnh lộ nối các thành phố lớn trong nội địa với các tỉnh biên giới Việt Nam tiếp giáp với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia. Mặt hàng trọng điểm là ma túy, pháo rượu, bia, thuốc lá điếu, đường, sữa, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, quần áo, gia cầm và sản phẩm gia cầm, đồ điện tử, điện lạnh, hàng tiêu dùng các loại.

Trên tuyến này các đối tượng buôn lậu thường lợi dụng địa hình đường biên kéo dài, hiểm trở; khu vực xa xôi, hẻo lánh để tổ chức tập kết hàng hóa, sau đó chờ thời cơ thuận lợi chia nhỏ, vận chuyển lén lút qua các đường mòn, lối mở… tuồn về nội địa tiêu thụ. Nhóm đối tượng này thường cất giấu, ngụy trang, trà trộn hàng lậu trong người, trong hành lý cá nhân… khi xuất cảnh, nhập cảnh hoặc gia cố thêm hầm hàng, vách ngăn trên phương tiện vận tải, ghe, xuồng để chứa hàng lậu.

Bên cạnh tính chất phức tạp trên tuyến đường bộ, hoạt động của các đối tượng buôn lậu trên tuyến cảng biển, hàng không, bưu điện cũng diễn ra khá đa dạng. Như trên tuyến cảng biển, lợi dụng loại hình xuất nhập khẩu, doanh nghiệp đăng ký tờ khai kinh doanh tạm nhập-tái xuất là hàng cấm nhập khẩu, kinh doanh tạm nhập có điều kiện với số lượng lớn nhưng không thực hiện tái xuất theo quy định mà phá niêm phong hải quan, móc nối tiêu thụ nội địa.

Để đối phó với những phương thức thủ đoạn của các đối tượng, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đã chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương đôn đốc sửa đổi, bổ sung các văn bản, chính sách bị lợi dụng để buôn lậu, gian lận thương mại; xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ cho lực lượng chức năng. Các đoàn công tác của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia do Trưởng Ban, các Phó Trưởng ban đã tiến hành kiểm tra tình hình, kết quả công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại nhiều địa phương, địa bàn trọng điểm.

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia thường xuyên phối hợp với các cơ quan, đơn vị, các lực lượng chức năng xây dựng, thực hiện các chuyên đề, kế hoạch tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; điều tra xử lý, báo cáo vụ việc nổi cộm. Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền và chấn chỉnh thực hiện chế độ thông tin báo cáo…

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia trình bày dự thảo Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 41/NQ-CP về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới. Nghị quyết thể hiện quyết tâm và chủ trương chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả xã hội và tạo được chuyển biến căn bản về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Để triển khai Nghị quyết đạt hiệu quả, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần xác định rõ công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của các bộ, ngành, chính quyền địa phương; tăng cường năng lực cho các lực lượng chức năng; đẩy mạnh các biện pháp kiểm tra, thanh tra, điều tra, phát hiện, bắt giữ vi phạm và xử lý nghiêm minh; hoàn thiện chính sách, pháp luật; tăng cường công tác quản nhà nước về thuế, hải quan, tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, quản lý thị trường,...; đẩy mạnh công tác tuyên truyền; và đặc biệt là khuyến khích xã hội hóa trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Tại Hội nghị, nhiều địa phương cũng nhất trí cao với báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia. Các địa phương cũng cam kết thực hiện nghiệm túc các băn bản chỉ đạo Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia như Nghị quyết số 41, Chỉ thị số 30...

Các địa phương cũng kiến nghị nhiều vấn đề, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Trong đó, đề nghị các bộ, ngành chức năng tập trung xem xét sửa đổi, bổ sung các văn bản cho phù hợp với tình hình đấu tranh chống buôn lậu trong tình hình mới như cơ chế hỗ trợ kinh phí,  chế độ lương, thưởng nhằm khuyến khích, nâng cao trách nhiệm cho lực lượng chức năng chống buôn lậu.

Theo chỉ định của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, theo thẩm quyền của mình, đại diện các bộ, ngành đã giải đáp những vấn đề mà địa phương kiến nghị. Đại diện các bộ, ngành cũng báo cáo tóm tắt, tình hình, cũng như đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu.

Kết luận tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các ngành, các địa phương cần quan tâm đến vấn đề thể chế, đầu tư, hỗ trợ kinh phí...

Phó Thủ tướng nhấn manh, các bộ, ngành, địa phương đã phát hiện, xử lý số lượng vụ việc, số thu nộp vào ngân sách qua công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là rất lớn, đặc biệt là điều tra, xác minh hàng trăm cá nhân vi phạm... Kết quả lớn nhưng chưa tương xứng với tình hình buôn lậu kéo dài ở nước ta từ nhiều năm nay, đặc biệt nhiều ngành, nhiều lực lượng còn sơ hở trong quản lý như xử lý thiết bị y tế đã qua sử dụng, thuốc trừ sâu giả...

Qua công tác đấu tranh vẫn còn bộc lộ những tồn tại như chậm tham mưu xây dựng cơ chế pháp luật, nhiều bộ, ngành còn chưa thực sự chuyển biến trong chỉ đạo điều hành; còn trên 40 địa phương còn chưa có kế hoạch triển khai Nghị quyết số 41. Xác định rõ quyết tâm chính trị để bảo vệ môi trường đầu tư phải dựa vào hệ thống chính trị, dựa vào dân, nâng cao trình độ, cách làm, tư duy đấu tranh của các lực lượng. Muốn làm tốt công tác này, các lực lượng cần tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 41 bằng hành động; rà soát, bổ sung quy trình luân chuyển; thanh tra, kiểm tra đôn đốc đấu tranh; lãnh đạo bộ, ngành, địa phương làm tốt công tác nắm tình hình, điều tra cơ bản, phát hiện, xử lý tốt hơn các vụ việc.

Đặc biệt, không có vùng cấm, không có góc khuất trong đấu tranh chống buôn lậu; đẩy mạnh tuyên truyền vận động bằng nhiều hình thức trực quan sinh động. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, giảm giá thành sản phẩm để nâng cao môi trường cạnh tranh. Các lực lượng cần phối hợp, giám sát lẫn nhau, chịu trách nhiệm trên từng địa bàn, từng lĩnh vực. Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cần tăng cường năng lực; quan tâm mua sắm trang bị hỗ trợ, đặc biệt cơ chế động viên, khuyến khích cán bộ chống buôn lậu bằng vật chất và tinh thần.

 

Chuyển hàng đi Campuchia, gởi hàng đi Phnompenh Cambodia Vận chuyển hàng hóa đi Campuchia - từ Campuchia về Việt Nam hàng đi camphuchia, chuyển hàng đi cam giá rẻ., vận tỉ đại dương, van tai dai duong, van tai gia re, van tai đi cam, campuchia, kim nghạch xuất khẩu, đi campuchia, cam phu chia....