CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG LOGISTICS

Vận chuyển hàng hóa Việt Nam - Campuchia

Những điều cần biết khi kinh doanh tại Campuchia

06-06-2015

Tạm nhập

Có thể tạm nhập một số lượng hàng hóa nhất định. Các mặt hàng này cần phải được tái xuất khẩu trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của Luật Hải quan Campuchia. Các hàng hóa này có thể được miễn một phần hoặc hoàn toàn thuế nhập khẩu và các loại thuế khác.

Các nhà nhập khẩu nên liên hệ với cơ quan hải quan để đảm bảo tái xuất trong thời hạn quy định. Cơ quan Hải quan có thể yêu cầu các nhà nhập khẩu phải đặt cọc để đảm bảo thuế và thuế nhập khẩu, không vượt quá tổng số tiền thuế hàng nhập khẩu bị đánh thuế.

Thông tin thêm về tạm nhập có thể tham khảo tại trang web của Tổng cục Hải quan và Thuế tại http://www.customs.gov.kh/SubDegreeEN/Prakas928EN.pdf.

Tạm nhập vật liệu và đồ dùng cá nhân

Một số vật dụng tạm nhập, tái xuất được miễn thuế nhập khẩu và các loại thuế. Các nhà nhập khẩu cần phải cam kết rằng các vật dụng này sẽ được tái xuất khẩu trong thời hạn quy định và có thể được yêu cầu phải đóng tiền bảo lãnh, khoản bảo lãnh này sẽ được hoàn trả sau khi tất cả các nghĩa vụ theo cam kết được hoàn thành.

Dưới đây là danh mục hàng hóa được phép tạm nhập:

  • Hàng hóa trưng bày, triển lãm

Hàng hóa trưng bày, triển lãm cho một hội chợ thương mại hoặc hội nghị

Hàng hóa cần thiết để trưng bày máy móc hoặc thiết bị

Thiết bị xây dựng và đồ trang trí

Thiết bị quảng cáo để trưng bày hàng hóa nước ngoài như phim ảnh và thiết bị âm thanh

Thiết bị dịch thuật, thiết bị quay phim và video, phim văn hóa và khoa học để sử dụng tại hội nghị quốc tế

  • Thiết bị kỹ thuật cho các kỹ thuật viên, chuyên gia sử dụng (như máy tính, điện thoại, máy fax, máy chụp ảnh, máy ghi âm và màn hình LCD), ngoài máy móc được sử dụng trong sản xuất, đóng gói hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên.
  • Các thùng chứa, bao bì, mẫu hàng hoá (không có giá trị thương mại) hoặc các hàng nhập khẩu khác có liên quan, nhưng không phải là một phần của các giao dịch thương mại khi bán hoặc mua
  • Hàng hóa cho mục đích giáo dục, bao gồm các thành phần khoa học
  • Thiết bị thể thao và đồ thể thao
  • Thiết bị để quảng cáo và thu hút khách du lịch đi thăm các nước khác
  • Đồ dùng, vật dụng cá nhân
  • Hàng hóa nhập khẩu cho mục đích nhân đạo
  • Phương tiện vận chuyển người hoặc hàng hóa cho sử dụng thương mại, chẳng hạn như xe cộ, máy bay, xe đường bộ, đầu máy xe lửa.

Các chi tiết khác về tạm nhập có thể tham khảo thêm trang web của tại Cục Hải quan và Thuế: http://www.customs.gov.kh/SubDegreeEN/Prakas928EN.pdf.

Hàng nhập khẩu bị cấm và hạn chế

Campuchia hiện đang cấm nhập khẩu thương mại các sản phẩm sau: ma tuý, chất hướng tâm thần và tiền chất của chúng, chất thải độc hại, hóa chất độc hại và một số loại thuốc trừ sâu nhất định. Các quy định của Chính phủ cũng nghiêm cấm việc nhập khẩu máy tính và phụ tùng đã qua sử dụng, rác thải sinh hoạt (được bỏ đi từ nhà ở, công trình công cộng, nhà máy, chợ, khách sạn, tòa nhà thương mại, nhà hàng, phương tiện vận chuyển, các điểm giải trí,...) và chất thải nguy hại (ví dụ, PCB thải ra từ máy điều hòa nhiệt độ bỏ đi).

Để hạn chế sự lây lan của dịch cúm gia cầm, Campuchia đã nghiêm ngặt hơn trong việc kiểm soát chất lượng và kiểm tra nhập khẩu gia cầm. Có một số hàng nhập khẩu phải chịu hạn chế về số lượng và nhập khẩu các sản phẩm này cần phải được sự chấp thuận của cơ quan chính phủ có liên quan hoặc cơ quan chuyên môn. Giấy phép nhập khẩu phải xin từ các cơ quan chính phủ có liên quan tùy thuộc vào tính chất và loại hình hàng hóa nhập khẩu. Chẳng hạn, giấy phép nhập khẩu dược phẩm phải được Bộ Y tế cấp. Cũng còn một số yêu cầu đặc biệt khác áp dụng cho hàng thực phẩm và dược phẩm nhập khẩu: sản phẩm thực phẩm phải còn thời gian sử dụng tối thiểu 50% tại thời điểm kiểm tra và dược phẩm phải có thời hạn sử dụng tối thiểu 18 tháng tại thời điểm kiểm tra.

Các yêu cầu và chứng từ nhập khẩu

Campuchia đã thông qua Luật Hải quan mới vào tháng 6/2007 để phù hợp với các qui tắc GATT/WTO về định giá hải quan. Tổng cục Hải quan và Thuế Campuchia (Hải quan) yêu cầu các nhà nhập khẩu và xuất khẩu phải nộp các tờ khai kèm theo chứng từ như vận đơn đường biển/đường hàng không, phiếu đóng gói, hóa đơn, chứng từ bảo hiểm, báo cáo thanh tra, nếu có, và các tài liệu khác theo yêu cầu.

Trong những năm gần đây, Campuchia đã có những tiến bộ đáng kể trong việc cải cách và hiện đại hoá qui trình nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và hoạt động của nó, bao gồm cả việc sắp xếp hợp lý và hài hòa thủ tục hải quan với các tiêu chuẩn quốc tế.

Chính phủ Campuchia khuyến khích sử dụng hệ thống tài liệu hành chính duy nhất (SAD) và cơ chế dịch vụ một cửa để tạo thuận lợi cho thương mại và quản lý rủi ro. Theo cơ chế dịch vụ một cửa, chỉ có một cuộc kiểm tra của cơ quan liên bộ, giúp đơn giản hóa các thủ tục hải quan và giảm bớt quan liêu và các yêu cầu giấy tờ. Hệ thống dữ liệu hải quan tự động (ASYCUDA) hiện đang hoạt động tại tất cả các điểm kiểm soát quốc tế để tạo điều kiện thuận lợi khi tiến hành các thủ tục hải quan. Những cải cách này đã góp phần nâng cao Chỉ số thành quả về hậu cần của Campuchia theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới từ 129 năm 2010 lên 83 trong năm 2014. Để biết thêm chi tiết về thủ tục thông quan xuất nhập khẩu, xin truy cập trang web của Tổng cục Hải quan và Thuế: http://www.customs.gov.kh.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Campuchia

  • Các giấy tờ cần thiết xin thành lập công ty Việt Nam tại Campuchia:

Đơn  xin  thành  lập  công  ty  tại  Campuchia  (theo  mẫu  của  Bộ  Thương  mại Campuchia);

Hợp đồng thuê nhà tại Campuchia (tiếng Khmer hoặc tiếng Anh);

Giấy chứng nhận mở tài khoản ngân hàng tại Campuchia;

Photocopy hộ chiếu có visa và 03 ảnh chụp 4x6 của người đứng tên giám đốc công ty;

Đơn xin đăng ký tên công ty vào danh sách các công ty tại Bộ Thương mại Campuchia (theo mẫu của Bộ Thương mại Campuchia);

Nộp lệ phí xin mở công ty theo quy định của Bộ Thương mại Campuchia;

Đơn khẳng định không phải là công chức nhà nước, không phạm tội (theo mẫu).

Thời gian nhận kết quả khoảng 05 ngày làm việc, hồ sơ xin thành lập công ty nộp tại Bộ Thương mại Campuchia, Cục Đăng ký thương mại.

  • Các giấy tờ cần thiết xin thành lập chi nhánh công ty, văn phòng đại diện tại Campuchia:

Đơn xin thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện công ty tại Campuchia (theo mẫu của Bộ Thương mại Campuchia);

Hợp đồng thuê nhà tại Campuchia (tiếng Khmer hoặc tiếng Anh);

Dịch công chứng ra tiếng Anh toàn bộ giấy tờ của công ty gốc tại Việt Nam, bao gồm: Điều lệ công ty, giấy thành lập công ty, chứng nhận ngành nghề đăng ký kinh doanh,.);

Photocopy hộ chiếu có visa và 03 ảnh chụp 4x6 của người đứng tên làm trưởng chi nhánh hoặc trưởng văn phòng đại diện công ty;

Đơn xin đăng ký tên chi nhánh hoặc văn phòng đại diện công ty vào danh sách các công ty tại Bộ Thương mại Campuchia (theo mẫu của Bộ Thương mại Campuchia);

Nộp lệ phí xin mở Chi nhánh, Văn phòng đại diện Công ty theo quy định của Bộ Thương mại Campuchia. Thời gian nhận kết quả khoảng 05 ngày làm việc, hồ sơ xin thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện công ty nộp tại Bộ Thương mại Campuchia, Cục Đăng ký thương mại.

Chuyển hàng đi Campuchia, gởi hàng đi Phnompenh Cambodia Vận chuyển hàng hóa đi Campuchia - từ Campuchia về Việt Nam hàng đi camphuchia, chuyển hàng đi cam giá rẻ...