> Tin tức
Yếu hạ tầng, các công ty vận tải biển Việt Nam kém cạnh tranh
04-24-2015
Chuỗi cung ứng và hạ tầng logistics còn yếu kém tiếp tục làm cho chi phí của dịch vụ này cao lên dẫn đến tăng giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, khó cạnh tranh và làm ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như hiệu quả của dịch vụ logistics ở Việt Nam.
Điều này được các chuyên gia, các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong ngành phản ánh tại triển lãm và hội nghị "Cung cấp giải pháp quản trị chuỗi cung ứng và logistics 2010" diễn ra tại TPHCM ngày hôm nay 29-7.
Theo các chuyên gia, hệ thống giao thông vận tải là cơ sở hạ tầng quan trọng trong việc phát triển dịch vụ logistics. Thế nhưng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của Việt Nam còn yếu kém, kể cả đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường sông và đường biển.
Điều này đã làm cho chi phí của dịch vụ logistics cao lên, làm ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như hiệu quả của dịch vụ logistics ở Việt Nam.
Là một trong những nhà cung cấp dịch vụ logistics tại Việt Nam, ông Narin Phol, đại diện Damco cho rằng chi phí dịch vụ logistics của Việt Nam quá cao, kém cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Ông cho biết chi phí dịch vụ này của Việt Nam cao hơn cả Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia...
Vị trí đặt quảng cáoĐồng tình với quan điểm này, ông Michael de Jong-Douglas, thuộc Công ty Mapletre Logistics, cho rằng so với khu vực, thị trường logistics của Việt Nam chỉ vượt qua Lào và Campuchia.
Ngoài ra, các dịch vụ logistics khác ngoài vận tải biển ở Việt Nam cũng đắt đỏ (kẹt đường, kẹt cầu, thời gian vận chuyển đường bộ cao và chi phí vận chuyển cũng cao), đã làm chi phí logistics của Việt Nam cao so với nhiều nước, trở thành gánh nặng cho các doanh nghiệp và giao thương hàng hóa.
Theo ông Narin Phol, ở các nước phát triển, chi phí về logistics rất thấp, như ở Mỹ chi phí logistic bằng 7,7% GDP, Singapore là 8%, Nhật là 11%, Indonesia và Malaysia là 13%, Trung Quốc 18%, trong khi Việt Nam lên tới 25% GPD.
Theo các chuyên gia, xuất-nhập khẩu cao thể hiện tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian qua. Mặt khác, Việt Nam cũng đang trở thành thị trường bán lẻ lớn. Do đó, vấn đề phát triển hạ tầng, chuỗi cung ứng, logistics là điều cấp bách.
Theo ông Michael de Jong-Douglas, với những yếu kém trên thì Việt Nam sẽ trở thành điểm đầu tư tiềm năng cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực logistics.
Chuyển hàng đi Campuchia, gởi hàng đi Phnompenh Cambodia Vận chuyển hàng hóa đi Campuchia - từ Campuchia về Việt Nam hàng đi camphuchia, chuyển hàng đi cam giá rẻ...